Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - ASIA DX Summit 2023)
Ngày 24/05 - 25/05, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - ASIA DX Summit 2023) với chủ đề "Khai thác dữ liệu số và kết nối thông minh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế". đã được diễn ra vô cùng tốt đẹp.
Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023 (Vietnam - ASIA DX Summit 2023)được tổ chức trong hai ngày 24-25/05 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương cùng 11 hiệp hội ngành nghề trong nước, 2 tổ chức khu vực và 14 hiệp hội công nghệ thông tin tại 14 quốc gia và nền kinh tế trong khu vực.
Diễn dàn gồm 6 phiên hội nghị chuyên đề, triển lãm nền tảng giải pháp số, và hoạt động kết nối giao thương, với hơn 2.000 lượt đại biểu trong nước và quốc tế tham dự... Có mặt tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã trực tiếp tham dự và chỉ đạo phiên Khai mạc.
Diễn đàn có phiên khai mạc với chủ đề “Khai thác dữ liệu số và kết nối thông minh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” và 5 hội thảo gồm:
Diễn đàn có phiên khai mạc với chủ đề “Khai thác dữ liệu số và kết nối thông minh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” và 5 hội thảo gồm:
- Hạ tầng dữ liệu số và bảo mật an toàn thông tin;
- Chuyển đổi số tại Việt Nam – Châu Á và các cơ hội hợp tác;
- Kết nối, chia sẻ dữ liệu phát triển Chính phủ/Chính quyền số;
- Xây dựng nền tảng tài chính số - ngân hàng số, hạ tầng dữ liệu và liên thông các ngành kinh tế;
- Hợp tác Công nghệ thông tin Việt Nam – Châu Á.
Tại chương trình, phó thủ tướng đã chia sẻ về tính cấp thiết và tầm quan trọng của việc “Chuyển đổi số” tại Việt Nam. “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số là xu thế tất yếu. Thế giới cũng đang bước vào thập niên nhìn nhận lại quá trình phát triển trước đây của mình. Theo một báo cáo nghiên cứu, nếu việc tăng dân số và giữ mô hình phát triển như trước đây thì chúng ta phải tìm ra 3 Trái Đất giàu tài nguyên thì mới đủ nuôi sống nhân loại. Điều gì sẽ làm thay đổi thế giới? Đó là chính là cuộc cách mạng khoa học công nghệ với kinh tế số, chuyển đổi số, tài nguyên số - đó là những tài nguyên mới”, Phó Thủ tướng chia sẻ. (Nguồn: viettimes.vn).
Không chỉ vậy, Phó Thủ tướng còn nêu lên định hướng phát triển của Việt Nam sắp tới: “Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam. Chúng ta đã nhìn thấy những thách thức của mình, thách thức trong con đường phát triển – và chúng ta đã lựa chọn con đường phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp và net zero. Điều này là một thách thức rất lớn, nhưng cũng là một cơ hội rất lớn để Việt Nam có thể thay đổi một cách cơ bản mô hình phát triển của mình để hướng tới lấy năng suất lao động, sức cạnh tranh; hướng tới phát triển kinh tế - xã hội nhanh nhưng cũng phải bền vững. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập thực chất, hiệu quả.”
Không chỉ vậy, Phó Thủ tướng còn nêu lên định hướng phát triển của Việt Nam sắp tới: “Kinh tế số là định hướng phát triển chiến lược của Việt Nam. Chúng ta đã nhìn thấy những thách thức của mình, thách thức trong con đường phát triển – và chúng ta đã lựa chọn con đường phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp và net zero. Điều này là một thách thức rất lớn, nhưng cũng là một cơ hội rất lớn để Việt Nam có thể thay đổi một cách cơ bản mô hình phát triển của mình để hướng tới lấy năng suất lao động, sức cạnh tranh; hướng tới phát triển kinh tế - xã hội nhanh nhưng cũng phải bền vững. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với hội nhập thực chất, hiệu quả.”
“Các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước chúng ta đang chuyển nhanh từ phương thức truyền thống sang phương thức trực tiếp là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp, kinh tế tri thức trong đó kinh tế số là trọng tâm”, Phó Thủ tướng chia sẻ.
Chương trình cũng nhận được rất nhiều những chia sẻ từ các đại diện là các Tập đoàn công nghệ lớn Việt Nam như: Viettel, VNPT, FPT, MISA, FSI,… chia sẻ những mô hình kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp và chính quyền trong tạo lập và khai thác dữ liệu số, đưa ra những dịch vụ số hữu ích cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Các đại biểu quốc tế cũng chia sẻ những mô hình hợp tác hữu ích.
Chương trình cũng nhận được rất nhiều những chia sẻ từ các đại diện là các Tập đoàn công nghệ lớn Việt Nam như: Viettel, VNPT, FPT, MISA, FSI,… chia sẻ những mô hình kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp và chính quyền trong tạo lập và khai thác dữ liệu số, đưa ra những dịch vụ số hữu ích cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Các đại biểu quốc tế cũng chia sẻ những mô hình hợp tác hữu ích.
Theo dữ liệu số trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia mục tiêu đến năm 2025, 100% cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử bao gồm các cơ sở dữ liệu quốc gia về Dân cư, Đất đai, Đăng ký doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu đến năm 2030, hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Mục tiêu đến năm 2030, hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận